Pages

Thứ Tư, 16 tháng 3, 2011

Một số lưu ý khi giải quyết KN-TC

  Một số lưu ý khi giải quyết khiếu nại, tố cáo:
Trong thực tế, “cách thức” giải quyết của các cơ quan có thẩm quyền nhiều khi còn có sự khác nhau giữa khiếu nại và tố cáo. Nhìn chung, từ những phân tích ở trên, chúng ta có thể thấy rằng rõ ràng “thái độ” của các nhà làm luật đối với khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo là khác nhau, vì thế chúng ta cần phải phân biệt cụ thể các đơn thư khiếu nại, tố cáo để từ đó xác định được cơ chế và thủ tục giải quyết phù hợp với từng loại đơn thư theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, khiếu nại, tố cáo trên thực  tế không phải lúc nào cũng hoàn toàn độc lập với nhau, nói một cách khác khiếu nại và tố cáo trong nhiều trường hợp có mối quan hệ mật thiết.
- Trường hợp đơn vừa có nội dung khiếu nại vừa có nội dung tố cáo thì ta áp dung khoản 3, Điều 6 của Nghị định 136/2006/NĐ-CP: “Đối với đơn vừa có nội dung khiếu nại, vừa có nội dung tố cáo thì cơ quan nhận được có trách nhiệm xử lý nội dung khiếu nại theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 5 Điều này, còn nội dung tố cáo thì xử lý theo quy định tại Điều 38 Nghị định này.”.  Theo đó, nếu đơn vừa có nội dung khiếu nại, vừa có nội dung tố cáo thì ta phải tách nội dung khiếu nại ra để giải  quyết theo trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại và nội dung tố cáo phải giải quyết theo trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo.
- Trường hợp tiêu đề của đơn lại không thống nhất với nội dung của đơn:  Nếu tiêu đề của đơn là “Đơn tố cáo” nhưng thực chất nội dung là khiếu nại thì ta giải quyết theo trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại và nếu tiêu đề của đơn là “Đơn khiếu nại” nhưng nội dung thực chất là tôa cáo thì giải quyết theo trình tự, thủ tục của giải quyết tố cáo. Ví dụ như vì động cơ mục đích của người khiếu nại là đòi được hưởng thừa kế nhưng cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bác bỏ, vì thế họ tố cáo “vu vơ” hoặc có trường hợp tố cáo cán bộ để đạt được mục đích chính là khiếu nại việc của mình bị “thua thiệt”, ở trường hợp  này thì chúng ta phải căn cứ vài nội dung để phân biệt là khiếu nại hay tố cáo để áp dụng trình tự, thủ tục giải quyết phù hợp.
- Bên cạnh đó, khiếu nại, tố cáo còn có thể chuyển hoá linh hoạt cho nhau trong quá trình cơ quan có thẩm quyền giải quyết chúng, người khiếu nại có thể trở thành người tố cáo, người giải quyết khiếu nại có thể trở thành người bị tố cáo, người bị tố cáo có thể trở thành người đi khiếu nại, khiếu nại thông thường có thể trở thành khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ công chức...chẳng hạn: công dân A là người phải thi hành án trong Bản án X đã có hiệu lực pháp luật. Trong quá trình thi hành án, Chấp hành viên B ra một quyết định cưỡng chế kê biên bán đấu giá tài sản để thực hiện thi hành án. A cho rằng quyết định đó là trái pháp luật và đã có đơn khiếu nại, vì nhiếu nguyên nhân, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại là C đã không xem xét sự việc để trả lời cho đương sự theo quy định của pháp luật vì thế công dân A làm đơn tố cáo cán bộ C, khi này A với tư cách ban đầu là người khiếu nại nay đã trở thành người tố cáo, C là người giải quyết khiếu nại đã chuyển thành người bị tố cáo. Trong trường hợp sau khi xác minh sự việc, C bị cơ quan có thẩm quyền kỷ luật bằng hình thức cách chức, không đồng ý với quyết định kỷ luật đó, C làm đơn khiếu nại, như vậy trường hợp này từ khiếu nại thông thưòng ban đầu đã chuyển hoá thành khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ công chức, C là người bị tố cáo đã trở thành người đi khiếu

0 nhận xét:

Đăng nhận xét